Affiliate là gì? Tìm hiểu 5 hình thức Affiliate Marketing phổ biến

Affiliate Marketing được coi là một phần quan trọng không thể thiếu trong thời buổi tiếp thị  kỹ thuật số hiện nay. Song đối với một số người, khái niệm về “Affiliate là gì?” vẫn còn khá xa lạ. Để tìm hiểu chi tiết hơn về chủ đề này, hãy cùng tôi theo dõi bài viết dưới đây. 

Khái niệm Affiliate là gì?

Affiliate hay còn được gọi với cái tên thuần Việt là tiếp thị liên kết, đây là một hình thức marketing dựa trên hiệu suất. Hiểu đơn giản, nhà cung cấp sẽ hợp tác với đơn vị thứ 3 để gia tăng hiệu quả quảng bá sản phẩm và dịch vụ của họ. 

Tìm hiểu về khái niệm Affiliate là gì?

Tìm hiểu về khái niệm Affiliate là gì?

Đơn vị thứ 3 ở đây có thể là Tiktoker, Blogger hay Youtuber nổi tiếng,… Khi giới thiệu khách hàng mua sản phẩm thành công qua đường link Affiliate, đơn vị thứ 3 này sẽ nhận được tiền hoa hồng theo % đã thỏa thuận.

Affiliate Marketing đem lại rất nhiều lợi ích cho cả nhà phân phối và nhà cung cấp, điển hình như:

  • Gia tăng doanh số bán hàng.
  • Thu hút số lượng lượng lớn lượt truy cập vào website.
  • Đẩy mạnh quá trình nhận thức thương hiệu trên thị trường.
  • Kết nối với tệp khách hàng của bên đối tác thứ 3.

Affiliate Marketing có những thành phần nào?

Sau khi tìm hiểu về khái niệm “Affiliate là gì?”, hãy cùng xem xét các thành phần chính của hình thức tiếp thị liên kết.

Advertiser/Merchant – Nhà cung cấp

Các doanh nghiệp sở hữu sản phẩm hoặc dịch vụ, được gọi là nhà cung cấp, sử dụng tiếp thị liên kết nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng doanh số bán hàng. Đây chính là thành phần tạo ra chương trình Affiliate, cung cấp công cụ, tài nguyên cần thiết cũng như mức hoa hồng cho nhà phân phối.

Các thành phần trong Affiliate Marketing

Các thành phần trong Affiliate Marketing

Affiliate/Publisher – Nhà phân phối

Nhà phân phối là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu các kênh truyền thông có lượng truy cập đáng kể như website, blog, kênh YouTube,… Họ đảm nhận việc quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà cung cấp tới khách hàng tiềm năng. Sau khi quảng bá, nếu khách hàng chốt đơn qua link tiếp thị, thì nhà phân phối sẽ nhận được hoa hồng từ nhà cung cấp.

End User – Khách hàng sử dụng

Khách hàng trong tiếp thị liên kết hành động tương tự như khách hàng thông thường. Họ chỉ mua sắm mà không liên quan đến mối quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà phân phối. Việc mua hàng được thực hiện thông qua liên kết Affiliate do nhà phân phối cung cấp.

Affiliate Network – Nền tảng tiếp thị liên kết

Mạng lưới tiếp thị liên kết (Affiliate Network) là trung gian kết nối nhà cung cấp và nhà phân phối. Những nền tảng này cung cấp các công cụ đơn giản hóa việc quản lý tài khoản, đánh giá hiệu suất chiến dịch, và tính toán hoa hồng.

Điểm danh 5 hình thức tiếp thị liên kết phổ biến

Affiliate Marketing đang ngày càng phát triển và được nhiều doanh nghiệp, thương hiệu lựa chọn. Chính vì thế mà các hình thức tiếp thị liên kết cũng ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Dưới đây là 5 hình thức Affiliate Marketing phổ biến nhất:

CPC – Cost Per Click (Hoa hồng trên lượt click)

CPC là hình thức tiếp thị liên kết đơn giản nhất, tính phí trên mỗi lượt nhấp. Theo đó, nhà cung cấp sẽ trích hoa hồng cho nhà phân phối (Publisher) dựa trên số lượt click của khách hàng vào link tiếp thị. Đây là hình thức khá dễ dàng để bắt đầu, không đòi hỏi quá nhiều kiến thức về chuyên môn. 

Ví dụ: Bạn là một Affiliate Marketing, bạn đặt banner quảng cáo của nhà cung cấp lên trang youtube của bạn, khi khách hàng ấn vào banner, bạn sẽ nhà cung cấp trả 3000 đồng tiền hoa hồng.

CPL – Cost Per Lead (Hoa hồng trên lượt thu hút khách hàng)

CPL đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn từ nhà tiếp thị. Họ cần thu hút khách hàng thực hiện các hành động cụ thể như điền biểu mẫu, tải sách điện tử, hoặc cung cấp thông tin cá nhân. Phương thức này thường áp dụng cho các sản phẩm có giá trị cao. Ưu điểm của chúng là có mức hoa hồng cao hơn nhiều so với CPC, tuy nhiên CPL lại yêu cầu vốn kiến thức lớn cùng chiến lược Marketing hiệu quả.

Hình thức CPL (Cost Per Lead) phổ biến

Hình thức CPL (Cost Per Lead) phổ biến

Ví dụ: Bạn làm kênh youtube cung cấp kiến thức về sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp, sau đó dẫn đường link đăng ký nhận thông tin, khi khách hàng ấn vào form và đăng ký, bạn sẽ nhận được 100.000 đồng tiền hoa hồng.

CPS – Cost Per Sale (Hoa hồng trên lượt mua hàng)

CPS được xem là hình thức phổ biến và hiệu quả nhất, theo đó nhà tiếp thị liên kết sẽ nhận được hoa hồng khi người mua đặt hàng và thanh toán thành công. Hình thức này mang lại thu nhập cao nhất cho nhà tiếp thị trong số tất cả 5 hình thức. Chúng đặc biệt phù hợp với những sản phẩm dịch vụ có tỷ lệ chuyển đổi cao, dễ chốt đơn. 

Ví dụ: Bạn là một Beauty Tiktoker có tiếng, lên clip giới thiệu về sản phẩm dịch vụ của nhà cung cấp mỹ phẩm. Khi có người mua hàng thông qua link được gắn trên clip của bạn, bạn sẽ nhận được tiền hoa hồng 15% giá trị đơn hàng.

CPO – Cost Per Order (Hoa hồng trên đơn hàng)

CPO cũng tương tự như CPS, tuy nhiên với hình thức này nhà tiếp thị sẽ được nhận tiền trên đơn đặt hàng kể cả chúng có thành công hay không. Hình thức này dễ kiếm tiền hơn CPS, tất nhiên mức hoa hồng sẽ thấp hơn bởi nhà cung cấp phải chịu phần rủi ro nếu như khách không nhận hàng hoặc không thanh toán. 

Hình thức CPO (Cost Per Order) siêu phổ biến 

Hình thức CPO (Cost Per Order) siêu phổ biến 

CPI – Cost Per Install (Hoa hồng trên lượt tải về)

CPI phổ biến trong lĩnh vực ứng dụng di động, nhà tiếp thị nhận hoa hồng khi người dùng tải và cài đặt thành công ứng dụng qua liên kết họ cung cấp. Tuy rằng khả năng kiếm được hoa hồng của CPI khá thấp so với CPS, tuy nhiên mức hoa hồng cho hình thức này lại không hề nhỏ chút nào.

Ví dụ: Bạn là Youtuber về Game, bạn lên video review về một sản phẩm mới từ phía nhà cung cấp và cung cấp đường link tải về. Khi có khách hàng tải về ứng dụng bạn nhận được hoa hồng 300000 đồng.

Tại sao nên làm Affiliate Marketing?

Có thể nói Affiliate là xu hướng Marketing hấp dẫn và đem lại hiệu quả cao. Đây chính là cơ hội “vàng” cho nhiều người tham gia kiếm tiền online bởi những ưu điểm đáng chú ý:

  • Dễ dàng để bắt đầu: Để bắt đầu với Affiliate Marketing, bạn chỉ cần sở hữu kiến thức internet cơ bản, không cần thủ tục, hay kho bãi rườm rà.
  • Linh hoạt và chủ động: Với Affiliate, bạn có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị, miễn là có kết nối Internet.
  • Tiềm năng kiếm thu nhập lớn: Mức hoa hồng cho mỗi sản phẩm có thể giao động từ 10% – 50% thậm chí là cao hơn nữa. Đây là con số thu nhập siêu khủng và hoàn toàn không giới hạn tùy thuộc vào nỗ lực và khả năng cố gắng của bạn. 

Kết luận 

Trên đây là một số thông tin về “Affiliate là gì?” cũng như điểm danh 5 hình thức Affiliate Marketing phổ biến trên thị trường hiện nay. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi sẽ trở nên hữu ích với bạn. Đừng quên truy cập vào website của chúng tôi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích mới nhé.

Lên đầu trang