Trên thị trường đầu tư hiện nay có 2 loại sàn giao dịch chính đó chính là sàn giao dịch tập trung (CEX) và sàn giao dịch phi tập trung (DEX). Trong đó, khái niệm về CEX là một kiến thức quan trọng mà tất cả các nhà đầu tư cần nắm rõ trước khi gia nhập vào thị trường này. Cụ thể sàn giao dịch CEX là gì và chúng được vận hành hoạt động ra sao, cùng FBnumber tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về sàn CEX là gì?
Khái niệm sàn giao dịch CEX
Sàn giao dịch CEX hay còn được biết đến với cái tên đầy đủ là Centralized Exchange, dịch sang tiếng Việt là sàn giao dịch tập trung. Hiểu đơn giản hơn, đây chính là một tổ chức trung gian hỗ trợ giao dịch tiền ảo giữa người mua và người bán. Tổ chức này đóng vai trò “người đảm bảo” cung cấp các dịch vụ giám sát các hoạt động vận hành, kiểm soát các hoạt động mua bán các đồng tiền mã hóa.
Sàn giao dịch CEX là một nền tảng được quản lý và vận hành bởi một thực thể duy nhất. Đảm nhận hoạt động cung cấp tính thanh khoản cho các token, thiết lập giá qua hệ thống sổ đặt hàng tương tự như mô hình hoạt động tại các ngân hàng truyền thống.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Sàn giao dịch DEX là gì? Sàn DEX với sàn CEX có gì khác biệt?
Ưu, Nhược điểm sàn CEX là gì?
Ưu điểm | Nhược điểm |
Thân thiện với người dùng | Nhiều rủi ro bị tấn công |
Hỗ trợ và bảo vệ người dùng | Người dùng cần trả phí giao dịch bổ sung |
Nhiều dịch vụ tích hợp | Người dùng không có quyền giám sát tài sản |
Ưu điểm sàn CEX
- Giao diện dễ sử dụng, quy trình đăng ký đơn giản, hỗ trợ thanh toán đa dạng.
- Có đội ngũ hỗ trợ khách hàng, người dùng có thể thao tác trên sàn dễ dàng, không yêu cầu kiến thức kỹ thuật cao.
- Các biện pháp bảo mật nghiêm ngặt, như xác thực hai yếu tố (2FA), mã hóa dữ liệu, tường lửa,…
- Không cần tự quản lý ví hay trả phí gas, giảm thiểu rủi ro mất tiền do thao tác sai hoặc lỗi kỹ thuật.
- Sàn giao dịch CEX cung cấp đa dạng dịch vụ như giao dịch, staking, NFT, launchpad, v.v., tất cả trong một nền tảng.
Nhược điểm sàn CEX
- Là mục tiêu tấn công hấp dẫn của hacker do lưu trữ lượng lớn tiền điện tử và thông tin người dùng.
- Phí giao dịch thường cao hơn so với sàn DEX, đặc biệt là đối với các giao dịch nhỏ lẻ hoặc giao dịch phái sinh.
- Người dùng phải tuân thủ các quy định và chính sách của sàn, có thể hạn chế quyền tự do giao dịch.
- Phải ủy thác tiền cho sàn, có thể gặp khó khăn khi rút tiền nếu sàn gặp sự cố.
Sàn giao dịch CEX hoạt động theo cách thức nào?
CEX là sàn giao dịch tập trung, chính vì thế trước khi các nhà đầu tư gia nhập vào sàn cần xác minh KYC. Bằng cách cung cấp các thông tin cá nhân như tên, địa chỉ, căn cước công dân,… sàn giao dịch sẽ nhận diện được các nhà đầu tư có mặt trên sàn. Sau khi xác minh KYC thành công, người mua có thể bắt đầu giao dịch bằng cách mua tiền điện tử thông qua hình thức P2P.
Khi các nhà đầu tư đặt lệnh mua bán trên sàn giao dịch CEX, hệ thống sẽ xử lý các giao dịch trên máy chủ tập trung theo 2 mô hình khớp lệnh phổ biến:
Đặc điểm | Lệnh thị trường (Market Order) | Lệnh giới hạn (Limit Order) |
Thời gian khớp lệnh | Ngay lập tức | Lâu hoặc có thể không khớp |
Thao tác đặt lệnh | Đơn giản | Phức tạp |
Phí giao dịch | Cao | Thấp |
Kiểm soát giá | Không có quyền kiểm soát giá | Có quyền kiểm soát giá |
Khớp lệnh thị trường (Market Order)
Mô hình khớp lệnh thị trường có thể hiểu là người dùng có thể đặt lệnh mua bán tiền điện tử theo giá hiện tại của thị trường. Các giao dịch sẽ được khớp lệnh ngay lập tức và đặc biệt các giao dịch sẽ không bị ảnh hưởng bởi trượt giá đối với các tài sản có tính thanh khoản lớn. Market order được xem là ưu tiên đối với các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường.
Khớp lệnh giới hạn (Limit Order)
Khác với kiểu khớp lệnh thị trường, lệnh giới hạn cho phép các nhà đầu tư đặt lệnh mua bán theo mức giá mong muốn. Giao dịch sẽ được khớp lệnh khi giá thị trường đạt đến mức giá mà nhà đầu tư đã đặt trước đó. Nhờ đó các nhà đầu tư hoàn toàn có thể kiểm soát mức giá được giao dịch trên thực tế. Bên cạnh đó khi khớp lệnh theo giới hạn người dùng còn giảm được mức phí giao dịch đáng kể so với khi khớp lệnh thị trường.
Điểm danh 5 sàn CEX nổi tiếng trên thế giới
Hãy cùng điểm qua 5 sàn giao dịch CEX nổi tiếng nhất thế giới, nơi thu hút hàng triệu người dùng và tạo nên những cơn sóng giao dịch khổng lồ:
- Binance
“Ông vua” không thể tranh cãi của thị trường, Binance thống trị với khối lượng giao dịch khổng lồ và danh sách tài sản đa dạng. Giao diện thân thiện, hỗ trợ tiếng Việt cùng nhiều tính năng độc đáo khiến Binance trở thành lựa chọn hàng đầu của trader Việt.
2. Coinbase Exchange
“Người khổng lồ” đến từ Mỹ, Coinbase là sàn giao dịch lớn nhất thế giới với sự hiện diện tại hơn 30 quốc gia. Ưu điểm vượt trội của Coinbase nằm ở tính bảo mật và sự tin cậy, thu hút đông đảo nhà đầu tư tổ chức và cá nhân.
3. Huobi Global (HTX)
Đại diện đến từ Trung Quốc, HTX là một trong những sàn giao dịch hàng đầu với khối lượng giao dịch ấn tượng. Sàn cung cấp hơn 900 cặp giao dịch, mang đến sự lựa chọn phong phú cho các trader.
4. KuCoin
Một “ngôi sao” khác từ Trung Quốc, KuCoin ghi điểm với phí giao dịch thấp và tích hợp biểu đồ Tradingview, tối ưu trải nghiệm giao dịch cho người dùng.
5. Bybit
“Thiên đường” của các trader phái sinh, Bybit là sàn giao dịch dẫn đầu về khối lượng giao dịch các sản phẩm phái sinh tiền điện tử. Với các công cụ giao dịch mạnh mẽ và tính thanh khoản cao, Bybit là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thử thách và đòn bẩy.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin về sàn giao dịch CEX, cách thức hoạt động và một số sàn CEX nổi tiếng trên thế giới. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ trở nên hữu ích với các bạn, truy cập thêm Blog FBnumber để biết thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nhé.