Hệ sinh thái TON (The Open Network) bắt nguồn từ Telegram đang là một chủ đề “nóng” thu hút sự quan tâm mãnh liệt của các nhà đầu tư trong thời gian vừa qua. Vậy cụ thể hệ sinh thái TON là gì và chúng hoạt động dựa trên cơ chế nào? Cùng FBnumber giải đáp câu hỏi thú vị này trong bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan về hệ sinh thái TON là gì?
TON, viết tắt của The Open Network, là một blockchain layer-1 được thiết kế để hiện thực hóa một internet phi tập trung thực sự. TON nổi bật với khả năng xử lý hàng triệu giao dịch mỗi giây, vượt xa nhiều blockchain hiện có. Điều này có nghĩa là TON có thể đáp ứng nhu cầu của hàng tỷ người dùng mà không gặp phải tình trạng tắc nghẽn hay chậm trễ.
Ngoài ra, TON còn hỗ trợ các hợp đồng thông minh, tạo điều kiện cho việc phát triển các ứng dụng phi tập trung (dApps) đa dạng. Các dApps này có thể bao gồm từ các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) đến các trò chơi blockchain, các nền tảng NFT và nhiều ứng dụng khác.
TON – The Open Network xuất phát từ từ đâu?
TON ban đầu được phát triển bởi anh em nhà Durov, những người sáng lập Telegram, ứng dụng nhắn tin nổi tiếng với hơn 700 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. Tuy nhiên, sau đó dự án đã được chuyển giao cho cộng đồng TON Foundation. Mục tiêu của TON là cung cấp một nền tảng blockchain nhanh chóng, an toàn và dễ sử dụng cho mọi người, đặc biệt là những người đã quen thuộc với Telegram.
Token của hệ sinh thái TON – Toncoin
Lượng cung lưu hành: | 3,7 tỷ TON | Vốn hóa thị trường: | 13,59 tỷ USD |
Tổng cung: | 5,1 tỷ TON | Vốn hóa pha loãng: | 19,98 tỷ USD |
Toncoin, với mã ticker TON, là đồng tiền điện tử gốc của The Open Network, đóng vai trò then chốt trong việc vận hành và phát triển hệ sinh thái TON này.
Với tổng cung 5,1 tỷ TON và lượng cung lưu hành hiện tại là 3,7 tỷ TON, Toncoin không chỉ là một đơn vị tiền tệ mà còn là một công cụ đa năng với nhiều ứng dụng quan trọng:
- Thanh toán: Toncoin được sử dụng để thanh toán phí giao dịch và phí mạng lưới, đảm bảo hoạt động trơn tru của các ứng dụng và hợp đồng thông minh trên TON.
- Quản trị: Người nắm giữ Toncoin có quyền tham gia vào quá trình quản trị dự án, bỏ phiếu cho các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến tương lai của TON.
- Dịch vụ: Toncoin được sử dụng để thanh toán cho các dịch vụ trong hệ sinh thái TON như TON Services, TON Storage, TON DNS, và TON Proxy.
- Staking: Bằng cách stake Toncoin, người dùng không chỉ đóng góp vào bảo mật mạng lưới mà còn nhận được phần thưởng hấp dẫn từ việc xác thực giao dịch và tạo block mới.
Cơ chế hoạt động của hệ sinh thái TON
Hệ sinh thái TON hoạt động dựa trên 4 cơ chế chính: POS, Sharding, TVM và Masterchain & Workchains. Cụ thể từng cơ chế hình thành của hệ sinh thái TON được trình bày chi tiết như sau:
Cơ chế đồng thuận Proof of Stake (POS)
TON trước đây sử dụng cơ chế Proof of Work (POW) nhưng đã chuyển sang Proof of Stake (PoS) để tăng tính phi tập trung, tốc độ giao dịch và giảm chi phí. Trong PoS, các validator thay thế miner trong PoW, khóa tài sản của họ để đảm bảo an ninh mạng. Cơ hội trở thành validator phụ thuộc vào số lượng token được khóa. Hiện tại, có hơn 440 triệu TON được stake trên 295 nodes ở 29 quốc gia, và người dùng có thể tham gia staking qua các Validator Pools trên dApps của TON.
Sharding
Sharding là phương pháp chia dữ liệu và quá trình xác thực giao dịch thành các shard nhỏ hơn để cải thiện tốc độ và khả năng mở rộng. Trên TON, sharding giúp giảm tải cho từng node, mỗi node chỉ xử lý một phần nhỏ dữ liệu và giao dịch, giảm chi phí và nhu cầu tài nguyên tính toán.
TON Virtual Machine (TVM)
TVM xử lý và thực hiện các câu lệnh từ ứng dụng trên mạng, bao gồm hợp đồng thông minh và tài khoản người dùng. TVM tương đương với EVM trên Ethereum, kiểm soát các biến số trên mạng và cho phép nhà phát triển tạo ứng dụng tự động hóa như chuyển nhượng, đúc tài sản và ký giao dịch.
Masterchain và Workchains
TON bao gồm Masterchain và Workchains, đây là 2 chuỗi chính hoạt động trong hệ sinh thái TON.
- Masterchain: quản lý validator node, tài sản staking và lưu trữ thông tin giúp workchains và shardchain hoạt động.
- Workchains: là các chuỗi tùy chỉnh cho các giao dịch hoặc trường hợp sử dụng cụ thể, chạy song song trên TON và được chia thành nhiều shardchain để xử lý yêu cầu từ smart contract và DApp, nâng cao hiệu quả mạng lưới.
Việc phân chia này giúp mở rộng mạng TON bằng cách “phân phối” các giao dịch, loại bỏ nút thắt cổ chai khi xử lý giao dịch trên một blockchain duy nhất.
Tóm lại, hệ sinh thái TON hoạt động dựa trên sự kết hợp của các cơ chế đồng thuận PoS, sharding, TVM, Masterchain và Workchains. Các cơ chế này giúp TON đạt được tốc độ giao dịch cao, khả năng mở rộng lớn và chi phí thấp, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của các ứng dụng phi tập trung trên mạng lưới.
Làm thế nào để tham gia hệ sinh thái TON
Để tham gia vào hệ sinh thái TON , bạn cần thực hiện qua các bước đơn giản như sau:
Tạo ví TON Keeper
- Bước 1: Truy cập vào web.telegram.org/k/#@tonkeeper và chọn Keeper ở thanh chat để bắt đầu tạo ví.
- Bước 2: Chọn “Get Started” và “Create New Wallet”.
- Bước 3: Tiến hành sao lưu 24 Seed Phrase của bạn (Lưu ý quan trọng: Không để lộ Seed Phrase cho bất kì ai).
- Bước 4: Thực hiện kiểm tra sao lưu Seed Phrase và tạo mật khẩu.
- Bước 5: Kiểm tra lại Seed Phrase tại phần Settings.
Cách chuyển TON lên ví Tonkeeper
- Bước 1: Bạn có thể mua TON trên các sàn CEX như OKX hoặc Bybit rồi rút TON thông qua TON blockchain.
- Bước 2: Ở giao diện của Tonkeeper chọn Receive và copy địa chỉ ví của bạn.
- Bước 3: Dán địa chỉ ví lên địa chỉ rút tiền trên OKX hoặc Bybit.
Lưu ý: Bạn hãy tạo tài khoản sàn Bybit hoặc sàn OKX qua 5Money để được giảm 20% phí giao dịch.
Token/Project Tracking
Để tìm hiểu và đánh giá các dự án trên hệ sinh thái TON, bạn có thể sử dụng các công cụ sau:
- re-doubt (beta.redoubt.online): Một công cụ hoàn thiện cung cấp các tính năng để giúp bạn nghiên cứu, tìm hiểu và khám phá các dự án trên TON một cách toàn diện nhất.
- DYOR Ninja (dyor.io/fr): Cung cấp các dữ liệu như volume, giá, contract,… giúp bạn tự nghiên cứu và tránh khỏi nguy cơ bị lừa đảo từ các dự án.
Trên đây là một số thông tin về hệ sinh thái TON , hy vọng những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quát nhất về nền tảng này. Truy cập thêm Blog FBnumber để biết thêm nhiều thông tin hữu ích hơn về đầu tư nhé.