7 Sai lầm khi chạy Facebook Ads bạn nên lưu ý

Facebook Ads là một phương tiện phân phối nội dung mà hầu hết các doanh nghiệp hiện nay thường lựa chọn. Song không phải ai cũng chạy quảng cáo thành công ngay từ lần đầu tiên. Vậy đâu là những sai lầm khi chạy Facebook Ads? Cùng FBnumber tìm hiểu chi tiết hơn về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Chưa thực sự hiểu về khách hàng

Thông thường khi nói về khách hàng mục tiêu, bạn sẽ nghĩ đến các thông tin nhân khẩu học như: độ tuổi, giới tính, sở thích, thu nhập, ngoài ra thì sẽ là họ đang gặp phải vấn đề gì, địa chỉ sinh sống của họ ở đâu,…

Tuy nhiên để chạy quảng cáo Facebook Ads hiệu quả chỉ những thông tin như vậy là chưa đủ. Vậy như thế nào mới là thực sự hiểu về khách hàng?

Trên thực tế có 5 bước trong quá trình ra quyết định mua hàng của khách hàng: Xác định nhu cầu → Thu thập thông tin → So sánh lựa chọn → Quyết định mua hàng → Đánh giá sau mua. Bạn cần hiểu được khách hàng của mình đang ở trong giai đoạn nào trong 5 giai đoạn trên. Từ đó có những chiến lược cụ thể để thu hút khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi. 

Sai lầm khi chạy Facebook Ads
5 bước trong quá trình ra quyết định mua hàng

Ví dụ: Khách hàng của bạn đang trong giai đoạn thu thập thông tin, lúc này người chạy quảng cáo phải cung cấp liên tục các thông tin hữu ích về sản phẩm, đồng thời nhấn mạnh vào những công dụng mà sản phẩm có thể giải quyết vấn đề của khách hàng. 

Nhắm mục tiêu quá rộng hoặc quá hẹp

Bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng có rất nhiều lượt click vào quảng cáo nhưng lượt chuyển đổi lại không như kỳ vọng hay chưa? Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc sai lầm khi chạy Facebook Ads: nhắm mục tiêu quá rộng.

Ví dụ như bạn bán khoan điện cầm tay, nhưng đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn lại là cả nam và nữ từ 18 đến 45 tuổi. Trên thực tế cũng có phụ nữ hứng thú với khoan điện, cũng có các bạn sinh viên mua sản phẩm này, nhưng con số đó không nhiều. 

Sai lầm khi chạy Facebook Ads
Sai lầm khi nhắm mục tiêu quá rộng hoặc quá hẹp

Ngược lại nếu bạn thấy quảng cáo của mình chi phí trên 1 lượt nhấp chuột quá cao, doanh số không như mong đợi. Có thể bạn đang mắc sai lầm khi chạy Facebook Ads khi nhắm mục tiêu quá hẹp, bỏ sót số lượng lớn khách hàng mục tiêu.

Ví dụ: Bạn bán khoan điện cầm tay, bạn nhắm mục tiêu vào khách hàng nam giới đang làm nghề cơ khí. Tuy nhiên có rất nhiều người làm những ngành nghề khác vẫn có nhu cầu dùng khoan điện. Bạn nên nhắm mục tiêu vào nam giới trong độ tuổi 25 đến 45, có sở thích sửa chữa,…

Không có sự đầu tư về hình ảnh/video

Một sai lầm khi chạy Facebook Ads cơ bản nhưng lại rất nhiều người mắc phải đó chính là không đầu tư về hình ảnh và video. Ấn tượng đầu tiên của một khách hàng với quảng cáo chính là hình ảnh và video sau đó mới bàn đến nội dung, tính năng sản phẩm và giá. 

Hình ảnh và video đạt tiêu chuẩn để chạy quảng cáo khi chúng đáp ứng được một số yếu tố sau:

  • Hình ảnh, video sắc nét, chất lượng cao, không bị mờ/nhòe/lem màu.
  • Định dạng ảnh, video đúng với kích thước chuẩn mà nền tảng đề ra.
  • Phù hợp với mối quan tâm của khách hàng (ví dụ quảng cáo bột giặt phải nhắm đến làm sạch các vết bẩn siêu cứng đầu).

Sai lầm khi chạy Facebook Ads: Nội dung hạn chế

Nội dung chiếm đến 80% sức mạnh của một bài quảng cáo, chính vì thế khả năng sáng tạo nội dung luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Có thể bạn nghĩ một bài viết cung cấp đầy đủ những thông tin về sản phẩm, dịch vụ và thông tin khuyến mãi là đạt chuẩn. Tuy nhiên trên thực tế để thu hút khách hàng thì nội dung như vậy là chưa đủ.

Sai lầm khi chạy Facebook Ads
Sai lầm khi chạy Facebook Ads: Nội dung hạn chế

Bạn cần chèn những câu nói thú vị, thu hút được sự chú ý của khách hàng ngay từ những con chữ đầu tiên. Tiếp đó khơi gợi sự tò mò và dẫn dắt khách hàng đi đến sản phẩm của mình. 

Ví dụ: Bạn đang muốn giới thiệu sản phẩm Retinol của Obagi, bạn nên mở đầu đánh vào tâm lý chăm sóc da của phái đẹp “RETINOL – GIÚP DA TRẺ HÓA HAY BREAK OUT”. Sau đó tập trung giải đáp vấn đề đã nêu và khéo léo dẫn dắt khách hàng đến sản phẩm bạn muốn giới thiệu.

Test quảng cáo cứng nhắc theo khuôn mẫu

Bạn có đang test quảng cáo theo khuôn mẫu nhất định? Đây là một sai lầm khi chạy Facebook Ads mà rất nhiều người mắc phải.

Xác định mục tiêu quảng cáo → Xác định khách hàng mục tiêu → Thiết kế hình ảnh, video → Sáng tạo nội dung → Chạy thử quảng cáo → Theo dõi chỉ số và tắt những camp có chỉ số thấp → Chuẩn bị hình ảnh, nội dung mới → Lên camp thay thế.

Quy trình này không sai, song chúng cũng không đem lại kết quả thực sự tốt. Trên thực tế không phải chỉ số quảng cáo thấp nghĩa là tất cả nội dung quảng cáo đều không hiệu quả. Bạn cần phân tích xem chỉ số nào đang không đạt, cần chỉnh sửa nội dung, hình ảnh hay tiêu đề,… để cải thiện chỉ số đó. 

Ví dụ: Quảng cáo của bạn có chỉ số CTR cần cải thiện, bạn nên thay đổi hình ảnh, video, tiêu đề và những dòng đầu tiên của nội dung.

Bên cạnh đó bạn nên áp dụng chiến dịch quảng cáo phân tách, test trên các tiêu chí khác nhau để tìm ra cách làm hiệu quả nhất, ví dụ như: phân chia vị trí quảng cáo, các loại hình ảnh, thứ tự nội dung, tiêu đề,…

Thời điểm chạy quảng cáo chưa “chuẩn”

Một sai lầm khi chạy Facebook Ads đó chính là chọn sai thời điểm quảng cáo. Bạn cần nghiên cứu kỹ đối tượng khách hàng của mình và tìm ra thời điểm hoạt động mạng xã hội của họ trong ngày. Ví dụ: Đối tượng khách hàng của bạn là người làm công ăn lương, họ sẽ rảnh vào những thời điểm không phải giờ hành chính.

Sai lầm khi chạy Facebook Ads
Thời điểm chạy quảng cáo chưa “chuẩn”

“Copy – Paste” đối thủ mà không có sự sáng tạo

Một sai lầm khi chạy Facebook Ads của các Ads thủ là thường Copy Paste theo những bài quảng cáo của đối thủ đã chạy hiệu quả. Điều này tưởng chừng như hiệu quả nhưng trên thực tế lại phản tác dụng. Khách hàng khi đã nhìn thấy những bài quảng cáo của đối thủ nếu họ cảm thấy hứng thú họ sẽ mua ngay tại bài quảng cáo đó. Những khách hàng còn lại nhìn thấy quảng cáo của bạn, họ sẽ tự động bỏ qua bởi họ biết đó là chủ đề họ không hứng thú. 

Vậy làm thế nào để thu hút được khách hàng? Bạn nên sử dụng những hình ảnh gần gũi với đời sống thường ngày, hoặc sáng tạo độc đáo không đại trà. 

Case study: Thương hiệu Be thường xuyên sử dụng những nội dung độc lạ cùng hình ảnh hài hước như: Be giường, Be đi thuyền, Be đi ngựa, Be đi bộ,… Đem đến hiệu ứng fomo tốt và tạo hứng thú cho khách hàng. Đây là điều mà các thương hiệu kinh doanh sản phẩm tương tự Be chưa làm được. 

Kết luận 

Trên đây là một số sai lầm khi chạy Facebook Ads mà bạn nên biết, hy vọng bài viết này sẽ trở nên hữu ích với các “Ads thủ” và các chủ doanh nghiệp. Truy cập thêm vào Blog FBnumber để biết thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nhé.

Lên đầu trang